Blog chia sẻ về Oracle DBA

Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm về Oracle DBA

Oracle data guard architecture (p2) — 8 Tháng Tám, 2016

Oracle data guard architecture (p2)

Sau bài viết “Oracle data guard architecture (p1)“, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các nội dung tiếp theo trong phần architecture của oracle data guard 11g.

Ở bài này tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các nội dung tiếp theo:

  • Oracle data guard broker framework
  • Oracle data guard process
  • Automatic Gap Detection and Resolution
  • Data protection modes

Oracle data guard broker framework

  • Oracle data guard broker là một framework quản lý phân tán tự động và tập trung để tạo, duy trì và giám sát các cấu hình của Oracle data guard.
  • Sau khi tạo cấu hình Oracle data guard, Broker sẽ giám sát hoạt động, tình trạng sức khỏe và tính sẵn sàng của tất cả các hệ thống trong cấu hình.
  • Có thể sử dụng Oracle enterprise manager grid control hoặc giao diện command-line ( DGMGRL) để thuận tiện trong việc quản lý với Broker.

oracle data guard broker 11g architecture

Oracle data guard process

  • Oracle data guard sử dụng một vài process để cần thiến cho việc thực hiện tự động phục hồi thảm họa và tăng tính sẵn sàng cao. Một số process tồn tại trước sự xuất hiện của Data guard, những process đặc trưng khác được tạo ra để phục vụ cho Data guard.

Processes trên primary database

Trên Primary database, data guard sử dụng hai processes là Log writer (LGWRn) và Archiver (ARCn):

  • LGWRn: 
    • Thu thập thông tin redo transaction và cập nhật vào Online redo logs trên primary database.
    • For each synchronous (SYNC) standby database: LGWR sẽ truyền redo vào một tiến trình LNS (Log Network Server),  và chuyển trực tiếp đến tiến trình RFS (Remote File Server) trên standby database. LGWR đợi xác nhận từ tiến trình LNS trước khi xác nhận commit.
    • For asynchronous (ASYNC) standby databases: Tiến trình LNS đọc độc lập redo từ redo log buffer trên memory hoặc trong online redo log file, và gửi các redo đến standby database.
  • ARCn:
    • Tạo ra một bản copy của online redo log file vào archive redo log sử dụng cho việc recovery primary database.
    • Chịu trách nhiệm chuyển redo data đến tiến trình RFS trên standby database và chủ động phát hiện xử lý GAP trên tất cả các standby database.

oracle data guard 11g primary process.JPG

Processes trên standby database

  • Trên Standby database, data guard sử dụng 4 processes là Remote file server (RFS), Archiver (ARCn), Managed recovery (MRP), Logical standby (LSP):
    • RFS: Nhận thông tin redo từ primary database và có thể ghi redo vào Standby redo logs hoặc Archived redo logs. Mỗi tiến trình LNSn và ARCn từ primary database sẽ có tiến trình RFS của riêng nó.
    • ARCn: Lưu trữ Standby redo logs.
    • MRP: Chỉ có trên Physical standby database, nó sẽ apply thông tin redo log vào physical standby database.
    • LSP: Chỉ có trên Logical standby database, nó kiểm soát các thông tin apply archive redo logs vào standby database.

oracle data guard 11g standby process

Automatic Gap Detection and Resolution

  • Nếu kết nối giữa primary database và một hoặc nhiều standby database gặp sự cố, thì các redo data được tạo ra trên primary database sẽ không thể gửi đến các standby database.
  • Khi một kết nối được thiết lập lại, oraccle data guard sẽ tự động tìm kiếm các Archived redo log files bị thiếu (gọi là GAP). Và sẽ tự động chuyển các Archived redo log files bị thiếu vào các standby database bằng cách sử dụng tiến trình ARCn (Arhiver process). Lúc này các standby database sẽ đồng bộ với primary mà không cần sự can thiệp của DBA.

data guard 11g - automatic GAP detection and resolution.JPG

Data protection modes

  • Có 3 chế độ bảo vệ dữ liệu trong data guard: Maximum protection, maximum availability và maximum performance.

Maximum protection

  • Hệ thống sẽ đảm bảo không bị mất dữ liệu nếu primary database gặp lỗi.
  • Các dữ liệu redo data cần thiết để recovery mỗi transaction phải được ghi vào cả hai Online redo log và Standby redo logtrên ít nhất một standby database trước khi transaction commit.
  • Để đảm bảo dữ liệu không bị mất khi hệ thống gặp lỗi thì primary database sẽ shutdown. Đây là chế độ an toàn cao nhất trong Data guard, nên tùy từng bài toán cụ thể chúng ta sẽ triển khai các chế độ protection trong data guard cho phù hợp.

Maximum avaibality

  • Chế độ Maximum avaibality giống với chế độ Maximum protection. Chỉ khác ở chỗ, nếu như hệ thống gặp lỗi thì primary database sẽ không shutdown mà chuyển sang chế dộ Maximum performance.
  • Khi tất các các GAP đã được xử lý và primary database đã đồng bộ với standby database thì primary database sẽ tự động điều chỉnh về chế độ hoạt động Maximum avaibality.

Maximum performance

  • Đây là chế độ bảo vệ mặc định khi cài Data guard, nó cung cấp mức độ cao nhất có thể bảo vệ dữ liệu mà không ảnh hưởng tới hiệu suất của primary database.
  • Điều này được thể hiện bằng cách cho phép một transaction commit trên primary database ngay sau khi redo data cần thiết để khôi phục transaction được ghi vào Online redo log.

Note: Như vậy sau hai bài viết về oracle data guard architecture, chúng ta đã tìm hiểu về kiến trúc tổng quan, các thành phần trong oracle data guard 11g. Các bài viết tiếp theo về oracle data guard sẽ đi sâu vào việc cấu hình cài đặt, monitoring, troubleshooting oracle data guard.

VnOracle xin cám ơn các bạn đã đọc bài viết. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ vnoracle@gmail.com

Cách bỏ thói quen đi muộn hiệu quả — 28 Tháng Bảy, 2016

Cách bỏ thói quen đi muộn hiệu quả

Quan điểm cá nhân của mình, với mỗi cá nhân chúng ta đã từng đi làm muộn, trễ cuộc hẹn một vài lần 🙂

Vì vậy nếu như chúng ta có thói quen đi muộn, chúng ta sẽ cảm thấy nó bám rễ sâu tới mức dường như nếu không đi muộn chúng ta sẽ ăn không ngon :). Có thể dưới áp lực ở cơ quan, chúng ta đi đúng giờ nhưng còn trong các mối quan hệ khác chúng ta lại đến muộn. Thông thường chúng ta hay chần chờ, luẩn quẩn với chiếc điện thoại, laptop,… cho đến khi nào sát giờ mới phóng như bay đi.

Do đó hậu quả của việc đi muộn tệ hại hơn ta thường nghĩ. Nếu chúng ta lặp lại thói quen đó nhiều lần nó sẽ gây ảnh hưởng tới công việc, học tập và các mối quan hệ trong xã hội.

time-wallpaper-23

Tuy nhiên, thói quen này có thể sửa được khi chúng ta áp dụng một vài cách sau:

Đầu tiên chúng ta hãy xem đi trễ là một sự xấu hổ, đúng giờ là danh dự và thể hiện sự tôn trọng với người khác. Như vậy chúng ta sẽ chọn là người đúng giờ trong suốt quãng đời còn lại.

Tiếp theo bạn cần coi việc đi muộn, trễ hẹn sẽ ảnh hưởng tới danh dự của bạn. Một ví dụ khi còn trên ghế nhà trường, khi chúng ta vào lớp học muộn. Dưới mọi ánh nhìn của bạn bè, thầy cô…hãy coi đó là sự xấu hổ thay vì cho rằng đó là lẽ đương nhiên, khôi hài của thời sinh viên. Trừ khi có ngoại lệ cho chúng ta, đó là cơ chế làm việc ở một số nơi coi việc đi muộn là chuyện thường, còn không nhất định bạn phải xem đi muộn là một điều không thể chấp nhận. Nhất là trong trường hợp bạn muốn làm việc với người phương Tây – nơi đúng giờ là điều rất quan trọng. Ở môi trường Tây hóa, họ vô cùng ghét tính trễ nãi, bởi vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu tôn trọng người khác trong môi trường làm việc.

Chúng ta hãy hoàn thành mọi việc nhỏ nhặt trước:

Vì sao tôi lại nói như vậy, ví dụ như những việc nhỏ hàng ngày như: Việc vệ sinh cá nhân hàng ngày, bạn cần làm hết những “việc cỏn con” này từ sáng sớm hay những mốc thời gian chúng ta đã quy định. Trong cuộc sống đôi khi chúng ta thường bị các việc nhỏ nhặt này làm cho tốn thời gian để rồi đi muộn. Vì vậy đây là thói quen cần được rèn luyện hàng ngày.

Ưu tiên việc tới sớm:

Nếu như chúng ta để ý, những người đi muộn họ thường căn giờ để tới đúng lúc, tuy nhiên họ lại quên tính thời gian cho những việc chuẩn bị, đôi khi nó chiếm của bạn ~15′. Vì vậy họ thường có suy nghĩ việc tới sớm hơn không cần thiết bởi vì có luồng suy nghĩ “vẫn còn kịp mà!”. Nhưng trong trường hợp này thì không còn kịp nữa 🙂 Lại muộn rồi. Hi hi

Chúng ta cần phải ưu tiên việc đúng giờ:

Chúng ta hãy hành động và làm mọi việc để có thể đúng giờ làm, đúng giờ hẹn mà vẫn thỏa mái. Chứ không phải gấp gáp hấp tấp trong tình trạng đầu tóc bù xù :).

Giả sử 8h chúng ta vào làm việc, mà chúng ta đi tới cơ quan mất 30′ thì chúng ta nên dừng mọi việc lại cách đó khoảng 55′:

  • 7h05′: Hãy dừng mọi việc lại, chuẩn bị những thứ cần thiết
  • 7h20′: Xuất phát ra khỏi nhà
  • 7h50′: Chúng ta đã tới cơ quan trong tình trạng sớm 10′ 🙂

Vì vậy chúng ta sẽ không bao giờ lên kế hoạch để tới đúng lúc mà phải tới sớm hơn 10-15 phút.

Học cách quản lý thời gian hiệu quả:

Chúng ta cần học cách quản lý thời gian cá nhân để tận dụng nó tốt hơn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Mỗi người đều có 24h/ngày, chúng ta không thể ước thêm có 25h/ngày 🙂 nếu như chúng ta quản lý và tận dụng tốt thời quỹ thời gian thì chúng ta sẽ có nhiều hơn 25h/ngày, không tin bạn hãy thử.

Khi chúng ta đã quản lý thời gian tốt rồi, thì việc đi muộn sẽ được khác phục.

Kiên trì và không được dễ dãi với bản thân:

Đi đúng giờ là thói quen tốt, để hình thành một thòi quen mất ít nhất 21 ngày (Theo tiến sĩ Maxwell Maltz). Vậy nên bạn hãy kiên trì và đừng dễ dãi với bản thân, đừng tắc lưỡi cho qua mỗi khi đi trễ mà hãy ghi nhận đó là một sự xấu hổ.

Hãy luôn ghi nhớ đi trễ đồng nghĩa với sự xấu hổ, đi sớm là danh dự và tôn trọng người khác. Đừng là người thường xuyên đi trễ, hãy là người đúng giờ.

Mình biết để thay đổi được một thói quen chúng ta không thể thay đổi nó trong một sớm một chiều, mà chúng ta cần phải có thời gian. Nếu trong khoảng thời gian đủ dài ~21 ngày chúng ta lặp lại thói quen đó liên tục thì chúng ta có thể thay đổi nó.

Chúc các bạn thành công 🙂 !

Quyettammanh!

Oracle data guard architecture (P1) —

Oracle data guard architecture (P1)

Tổng quan về oracle data guard 11g architecture

Xin chào các bạn!
Sau khi đã tìm hiểu Oracle data guard 11g là gì? chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về oracle data guard. Trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về mô hình, kiến trúc tổng quan oracle data guard.
Nội dung chúng ta tìm hiểu sẽ bao gồm:

  • Standby database
  • Data guard services
  • Oracle data guard broker framework
  • Oracle data guard process
  • Automatic Gap Detection and Resolution
  • Data protection modes

Standby database

Trong kiến trúc hoạt động của oracle data guard, standby database có 3 kiểu:

  • Physical standby database
  • Logical standby database
  • Snapshot standby database

Physical standby database

  • Là bản sao chép vật lý đồng nhất của primary database trên một block-for-block.
  • Đồng bộ với primary database thông qua việc nhận và apply redo data từ primary database.
  • Tùy từng bài toán mà Physical standby database có thể sử dụng cho trường hợp protection and reporting.
  • Từ bản Oracle database 11g trở lên, physical standby database có thể sử dụng ở chế độ open read-only.

oracle data guard physical 11g

Oracle data guard 11g architecture (physical standby)

Logical standby database

  • Là bản sao chép của primary database. Nó chứa các thông tin logic tương tự như primary database. Mặc dù cấu tạo và kiến trúc của dữ liệu có thể khác nhau.
  • Đồng bộ với primary database thông qua apply redo. Khác với physical database, nó sẽ chuyển đổi dữ liệu trong redo nhận được từ primary database thành các sql_text và thực thi chúng (nó sử dụng LogMiner để đọc redo data nhận được từ primary database).
  • Tùy từng bài toán mà Logical standby database có thể sử dụng cho trường hợp protection, reporting và database upgrades.

oracle data guard logical11g

Oracle data guard 11g architecture (logical standby)

Snapshot standby database

  • Là một database được tạo bởi việc chuyển đổi một physical standby database vào một snapshot standby database.
  • Nhận redo data từ primary database nhưng không apply redo data cho đến khi nó chuyển đổi quay trở lại thành physical standby database.
  • Thích hợp khi yêu cầu một phiên bản temporary, updatable của physical standby database.
  • Có thể sử dụng cho việc testing.

Data guard services

Oracle data guard có 3 kiểu services:

  • Redo transport services: Điều khiển tự động việc truyền redo data từ primary database đến một hoặc nhiều standby database hoặc nơi lưu trữ.
  • Apply services: Điều khiển làm thế nào và khi nào dữ liệu sẽ được apply từ primary database sang standby database.
    • Redo apply: Được dùng cho physical standby database. Nó sử dụng Oracle media recovery để apply các redo data từ primary database sang standby database.
Apply service sử dụng Redo apply
Redo apply (physical standby database)
  • SQL apply: Được dùng cho logical standby database. Nó sẽ chuyển đổi các redo data nhận được từ primary database thành các sql_text và thực thi chúng trên standby database.
Apply service sử dụng sql apply
SQL apply (logical standby database)
  • Role management services:
    • Một database hoạt động với 1 trong 2 vai trò primary database hoặc standby database. Nó kết hợp với Redo trasport services và Apply services để thay đổi vai trò động của database như một kế hoạch chuyển đổi (switchover) hoặc như một kết quả của việc database bị lỗi (failover).
  • Switchover: Cho phép bạn chuyển đổi vai trò của primary database với 1 trong các standby database có sẵn. Cụ thể khi switchover thì primary database sẽ thành standby database và ngược lại. Switchover thường được sử dụng trong trường hợp chúng ta có kế hoạch chuẩn bị trước cho việc bảo trì hệ thống (software và hardware).
  • Failover: Trong môi trường Oracle data guard khi primary database gặp sự cố trong quá trình hoạt động, thì sẽ thực hiện Failover. Chúng ta sẽ thực hiện hoạt động Failover trên standby database mà chúng ta lựa chọn để chuyển đổi thành vai trò primary database.

Kết thúc phần 1 chúng ta đã tìm hiểu được hai nội dung “Standby database” và “Data guard services“, trong phần hai chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về các nội dung còn lại:

  • Oracle data guard broker framework
  • Oracle data guard process
  • Automatic Gap Detection and Resolution
  • Data protection modes

VNoracle xin cám ơn các bạn đã đọc bài viết. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ vnoracle@gmail.com

Công việc oracle DBA tại AT&A — 27 Tháng Bảy, 2016

Công việc oracle DBA tại AT&A

Xin chào các bạn,

Hiện tại công ty AT&A (http://www.atnavn.com) đang tuyển 2 vị trí Oracle DBA. Đây là một công ty chuyên về mảng Oracle service ở Việt Nam và Nước ngoài. Các bạn apply vào vị trí oracle DBA ở AT&A thì đúng là một môi trường tuyệt vời. Các bạn có thể được tiếp xúc với rất nhiều hệ thống lớn của khối nhà nước (Tổng cục thuế, Kho bạc nhà nước, Bộ công an…) hay các khối ngân hàng (VPbank, TPbank, VDB, VRB, Teckcombank, Oceanbank, BIDV, …) và các khối doanh nghiệp (Honda Việt Nam, Tập đoàn Sơn Hà, tập đoàn Bảo việt,….)

oracle database administrator

Chi tiết về công việc:

– Tốt nghiệp đại học ngành CNTT từ tháng 07/2013 trở về trước.

– Có chứng chỉ OCP và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực tế về Oracle DB.

– Có kiến thức nền tảng về linux, network, storage,…

– Đam mê nghề DBA, có tinh thần trách nhiệm công việc tốt và có khả năng nghiên cứu bằng tài liệu Tiếng Anh tốt.

– Ưu tiên bạn nào có thể giao tiếp bằng tiếng anh (công ty hiện có rất nhiều dự án ở thị trường Myanma).

– Chi tiết về nội dung công việc sẽ trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

Chính sách đãi ngộ:

– Mức thu nhập hấp dẫn với các bạn: 400$ – 1000$

– Các chế độ đãi ngộ khác.

Thông tin liên lạc:

Các bạn có thể gửi thông tin CV về địa chỉ mail tuanbd@atnavn.com hoặc gọi số 0984736228

Tìm hiểu về oracle data guard 11g —

Tìm hiểu về oracle data guard 11g

Xin chào các bạn! Mình xin gửi tới các bạn một bài viết tổng quan giới thiệu về sản phẩm oracle data guard của Oracle.
Oracle Data Guard là một trong các giải pháp Oracle High Availability (HA), đảm bảo tính sẵn sàng cao, đảm bảo àn toàn dữ liệu và khôi phục sau khi sự cố xảy ra với hệ thống.
Với giải pháp Oracle Data Guard, chúng ta sẽ xây dựng 1 máy chủ CSDL chính (Primary database) và một hoặc nhiều máy chủ CSDL dự phòng (Standby database)

oracle data guard physical 11g

Physical standby database (oracle data guard architecture)

oracle data guard logical11g

Logical standby database (oracle data guard architecture)

Primary Database:

  • Là cơ sở dữ liệu chính trong mô hình Oracle Data Guard mà các ứng dụng sẽ kết nối trực tiếp vào.
  • Liên tục gửi những thay đổi dữ liệu sang Standby Database (dưới dạng Redo data).

Standby Database:

  • Hiểu một cách đơn giản standby database là bản copy của primary trong mô hình data guard. Như vậy sẽ có nhiều cách để tạo ra standby database từ primary database.
  • Standby database sẽ nhận và apply redo data từ primary database.
  • Primary và standby database có thể là Single hoặc RAC.
  • Trong mô hình Oracle data guard, nếu primary database gặp sự cố. Oracle data guard sẽ chuyển 1 trong các standby database thành primary database. Như vậy, sẽ giảm thiểu thời gian downtime của hệ thống.
  • Tùy từng bài toán cụ thể Oracle data guard có thể triển khai cho việc an toàn dữ liệu, báo cáo và nâng cấp database.

Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về kiến trúc (architecture) tổng quan của Oracle data guard 11g.

Hướng dẫn sử dụng Oracle Oswatcher Black Box (OSWbb) từ A-Z (phần 1) — 7 Tháng Ba, 2016
Chuyên Viên Quản trị Database (DBA) — 4 Tháng Ba, 2016

Chuyên Viên Quản trị Database (DBA)

VNORACLE xin chào các bạn!

Mình xin chia sẻ tới các bạn một job về Oracle DBA. Bạn nào thấy phù hợp thì hãy apply với nhà tuyển dụng nhé “Công ty VETC“.

Mô tả công việc:

  • Triển khai chiến lược sao lưu và phục hồi dữ liệu trên các hệ CSDL.
  • Triển khai các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến các hệ thống máy chủ & hệ thống lưu trữ chuyên dụng.
  • Tham gia cài đặt CSDL và các công cụ quản trị CSDL.
  • Khắc phục các sự cố và CSDL, sao lưu và phục hồi dữ liệu.
  • Quản trị, cấu hình, tuning các tham số của CSDL.
  • Bảo trì các hệ thống cơ sở dữ liệu (vá lỗi, nâng cấp…).
  • Chi tiết công việc trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn.

job dba cse

Kỹ năng và kinh nghiệm:

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Công nghệ Thông tin.
  • Có kinh nghiệm ít nhất 03 năm về Quản trị hệ thống, Database.
  • Kỹ năng về thiết lập, quản trị cơ sở dữ liệu Oracle.
  • Kỹ năng về quản trị hệ thống Linux, Unix, Window Server.
  • Hiểu biết về RAC, Clustering, Dataguard.
  • Hiểu biết và triển khai tốt về bảo mật CSDL.
  • Hiểu biết về tunning, cấu hình và cài đặt Oracle DB, Performance.
  • Ưu tiên có Chứng chỉ OCA, OCP, Linux Admin.
  • Đọc và hiểu các tài liệu tiếng anh chuyên ngành.

Quyền lợi:

  • Môi trường làm việc hiện tại, năng động, văn hóa trẻ trung, có nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Nhân viên được tuyển dụng sẽ được hưởng mức lương hấp dẫn+ phụ cấp (có thể lên đến 30 triệu/tháng).
  • Thưởng theo năng lực.
  • Cơ hội phát triển năng lực và thăng tiến trong công việc.
  • Thời gian làm việc: 44h/tuần.
  • Được tham gia các khóa đào tạo do công ty chi trả toàn bộ chi phí.
  • Được trang bị các công cụ làm việc theo yêu cầu.
  • Đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động: khám sức khỏe định kỳ, BHXH theo quy định, chế độ công tác.
  • Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao: nghỉ mát, sinh nhật và các ngày hội của Công ty.

Giới thiệu công ty: VETC là nhà đầu tư và vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC)

Công ty cổ phần VETC được thành lập với mục tiêu trở thành nhà đầu tư và vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) trên nền tảng công nghệ RFID tại Việt Nam. Mong muốn của VETC là mang đến giải pháp thu phí ứng dụng công nghệ hiện đại góp phần tăng tốc sự phát triển chung của lĩnh vực Giao thông Vận tải nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Với sứ mệnh trên, Chúng tôi mong muốn xây dựng đội ngũ Cán bộ Nhân viên có chuyên môn cao, tâm huyết với công việc vì một Công ty phát triển vững mạnh.

Database Specialist —

Database Specialist

VNORACLE xin chào các bạn!

Hiện tại có một công việc liên quan tới Oracle DBA, mình xin chia sẻ tới các bạn. Bạn nào thấy phù hợp thì hãy apply với nhà tuyển dụng nhé “Công ty CSE“.

Mô tả công việc:

  • Tư vấn, thiết kế cơ sở dữ liệu cho các hệ thống phần mềm lớn, tập trung vào công nghệ Database của Oracle.
  • Tham gia thiết kế, phân hoạch mô hình cơ sở dữ liệu trong giai đoạn thiết kế hệ thống phần mềm.
  • Tối ưu hoá, nâng cấp, cải tiến các hệ cơ sở dữ liệu sẵn có của khách hàng.
    Nghiên cứu chuyên sâu về các công nghệ Database của Oracle và các vấn đề phát triển ứng dụng trên nền tảng Oracle Database.
  • Nghiên cứu, tư vấn và thiết kế CSDL cho các hệ thống Big Data, Cloud…
  • Triển khai giải pháp cho khách hàng thuộc các mảng chuyên môn sau:
    • Cài đặt, cấu hình, quản trị các hệ thống Oracle Database ở các mô hình Standalone, Clustering, Centralized, Distributed…trên các nền tảng OS khác nhau (Windows, AIX, HP-UX, Solaris, Linux).
    • Troubleshooting các hệ thống Oracle Database.
    • Cấu hình sao lưu, phục hồi Oracle Database.
    • Tuning các hệ thống Oracle Database
  • Chi tiết công việc trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn.

job dba cse

Kỹ năng và kinh nghiệm:

  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông;
  • Có kinh nghiệm về Oracle DBA từ 3 năm trở lên.
  • Đã từng thiết kế cơ sơ dữ liệu cho các hệ thống phần mềm nghiệp vụ lớn triển khai trên Oracle Database.
  • Am hiểu và thành thạo Oracle 12c.
  • Có chứng chỉ OCP của Oracle hoặc cao hơn.
  • Thành thạo Oracle Designer và các công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu, mô hình hoá cơ sở dữ liệu khác.
  • Có kỹ năng viết và trình bày tài liệu kỹ thuật rõ ràng, mạch lạc.
  • Có tư duy có hệ thống và khả năng chủ động tổ chức, sắp xếp.

Quyền lợi:

  • Được hưởng mức lương phù hợp với năng lực (800$-1600$).
  • Được đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước và của công ty.
  • Được làm trong môi trường năng động với những đồng nghiệp nhiệt tình, có kinh nghiệm.
  • Được thưởng trong các dịp lễ tết.

Giới thiệu công ty: Company of Software Engineering | CSE

Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Phần mềm – CSE là một trong những công ty phần mềm hàng đầu tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp, xây dựng và triển khai dự án lớn với quy mô toàn quốc cho khối Chính phủ và Doanh nghiệp.

Script monitor tần suất switch log — 3 Tháng Ba, 2016

Script monitor tần suất switch log

VNORACLE xin chào các bạn!

Trong bài viết này mình sẽ viết một đoạn truy vấn để lấy ra được tần suất switches log trên database Oracle:

  • Tần suất switch log theo giờ:
  SELECT TO_CHAR ( first_time, ‘DD/MM’) aday,
         TO_CHAR ( first_time, ‘hh24’) hour,
         COUNT ( *) total
    FROM v$log_history
   WHERE first_time >= TRUNC (SYSDATE 2 )
GROUP BY TO_CHAR (first_time, ‘DD/MM’), TO_CHAR (first_time, ‘hh24’)
ORDER BY total DESC;
  • Tần suất switch log theo ngày:
  SELECT a.Day, (a. count# * b.avg# / 1024 / 1024) / 4096 Total
    FROM (  SELECT TO_CHAR (first_time , ‘yyyy-mm-dd’ ) Day, COUNT (1) count#
              FROM v$log_history
          GROUP BY TO_CHAR (first_time, ‘yyyy-mm-dd’)
          ORDER BY 1 DESC) a,
         (SELECT AVG (bytes ) avg# FROM v$log) b
   WHERE a.day >= TO_CHAR (SYSDATE 13, ‘yyyy-mm-dd’)
ORDER BY a.count# DESC;

Tổng quan các chứng chỉ Oracle DBA — 2 Tháng Ba, 2016

Tổng quan các chứng chỉ Oracle DBA

Xin chào tất cả những bạn yêu thích Oracle DBA!

Sau đây mình xin giới thiệu một cách tổng quan tới các bạn về hệ thống các chứng chỉ của Oracle dành cho những bạn làm về Oracle DBA

Oracle có rất nhiều chứng chỉ cho các sản phẩm của Oracle (Oracle DBA, Developer,…). Ở đây mình chỉ đề cập đến các chứng chỉ trong lĩnh vực Oracle DBA để các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất.

Đầu tiên, để lấy được các chứng chỉ của Oracle các bạn cần trang bị cho mình lượng kiến thức nhất định và phải trải qua các kỳ thi tương ứng với từng loại chứng chỉ mà Oracle quy định. Hiện tại đề thi Oracle đa số là trắc nghiệm, và cũng có khá nhiều đề mẫu (dump) được chia sẻ trên mạng, giúp bạn tiếp cận và ôn luyện tốt hơn. Vậy nên có kiến thức và chịu khó luyện thi thì có chứng chỉ Oracle cũng không phải là điều gì quá khó khăn.

Chứng chỉ OCA (Oracle Database Administrator Certified Associate): Đây là chứng chỉ phải có trước khi tiến đến các chứng chỉ cao hơn. Để thi lấy chứng chỉ này chỉ cần thi 2 môn, 1 môn về SQL căn bản và 1 môn về quản trị cơ sở dữ liệu căn bản. Mình sẽ lấy thí dụ với OCA 11g để các bạn dễ hình dung:

Chứng chỉ OCA này rất dễ lấy, do kiến thức cũng căn bản, và bạn có thể tự học để đi thi, không cần phải qua lớp học ủy quyền của Oracle.

Chi tiết về thời lượng, số câu hỏi, lệ phí thi,… các bạn vào link các môn tương ứng để biết thêm chi tiết. Tổng chi phí để có OCA xấp xỉ 6 triệu VNĐ!

Ở Việt Nam, bạn có thể thi ở một số trung tâm là partner của Pearson VUE như SaigonCTT, NetPro, IPMac, EDT,… Thủ tục thi đến đấy các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết. Sau khi biết kết quả thi đỗ khoảng 4-6 tuần, Oracle sẽ gửi chứng chỉ đến địa chỉ mà bạn đăng ký ở trung tâm khảo thí. Nếu lâu quá không nhận được, bạn có thể yêu cầu Oracle gửi lại.

Hiện nay ở Việt Nam, số lượng Oracle Database 12c vẫn còn khá ít, nên số lượng chứng chỉ 12c cũng không nhiều. Nên theo ý kiến cá nhân của mình, các bạn có chứng chỉ OCA 12c sẽ “có giá” hơn.

cert1

Chứng chỉ OCP (Oracle Database Administrator Certified Professional): Muốn có OCP, các bạn phải có OCA, tham gia 1 khóa học chính hãng Oracle do các trung tâm ủy quyền giảng dạy (gần như là học môn nào cũng được, ở version tương đương hoặc cao hơn, miễn là chính hãng), và thi đỗ môn Oracle Database 11g: Administration II 1Z0-053. Sau đó phải submit form lên Oracle để nó biết mà chứng nhận nữa. Giá môn thi 1Z0-053 cũng khá cao, tuy nhiên giá khóa học chính hãng phải tầm 7 – 800 đến cả ngàn đô, nên giá của OCP cũng … chẳng rẻ chút nào. Ai mà công ty cho tiền đi học đi thi thì đỡ lắm.

Mình nghe nói đa số DBA ở VN đều có 2 chứng chỉ này, nghe nói là cũng khá nhiều.

Chứng chỉ cao nhất của Oracle là OCM (Oracle Database Administrator Certified Master):  Muốn có OCM phải có OCP, trải qua 2 khóa học nâng cao chính hãng, và trải qua 1 kỳ thi OCM khó khăn (dài 2 ngày, thi ở trung tâm có phòng lab => phải ra nước ngoài thi, tự xây dựng hệ thống database và thực hành đủ mọi nội dung trên đó, nói chung là phải rất rất vững Oracle). Chứng chỉ này là 1 trong những chứng chỉ khó lấy nhất thế giới, do độ khó của nó cũng như chi phí rất cao. Đạt được chứng chỉ này thì cũng “dữ dội” lắm, mình cũng không mơ mộng gì.

Sau chứng chỉ OCP, nếu không “đua” nổi lên tới OCM, bạn có thể lấy các chứng chỉ OCE (Oracle Certified Expert) – chuyên gia Oracle.

cert3

Hiện tại có 2 chứng chỉ OCE về RAC & GI và Performance Tuning. Các bạn cũng phải có OCP, trải qua khóa học nâng cao và thi qua môn mới có OCE.

Các chứng chỉ trên dành cho DBA thông thường. Đối với những người chuyên làm công việc triển khai Oracle bên ngoài, họ sẽ có hệ thống chứng chỉ Specialist.

cert2

Những chứng chỉ này có vẻ đơn giản hơn khi chỉ phải trải qua 1 môn thi. Tuy nhiên chỉ những nhân viên thuộc các công ty Partner (đối tác triển khai) với Oracle mới có thể thi những chứng chỉ này.

Nói chung cơ bản chúng ta chỉ cần quan tâm đến OCA, OCP, OCE là được. Sau này khi Oracle ra version mới thì có thể thi upgrade lên cho tiết kiệm, không phải thi lại từ đầu. Với kiến thức + vài chứng chỉ như trên thì chắc chắn tay nghề của bạn sẽ được đánh giá tốt.

Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây

Cộng đồng Oracle User trên thế giới khá lớn, thường được biết đến dưới cái tên OUG (Oracle User Group, thường kèm theo tên khu vực phía trước). Đây có thể coi là những nhóm DBA ở từng khu vực, tập hợp nhau lại để cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các sản phẩm của Oracle.

Các OUG này mình thấy hoạt động khá mạnh mẽ, thường xuyên có những buổi hội thảo, thuyết trình để chia sẻ kiến thức. Các bạn chịu khó vào các trang web của các OUG cũng có thể download được nhiều slide rất hay. Ngoài ra những OUG này cũng được Oracle ưu tiên trình bày những sản phẩm, tính năng mới, mời viết bài, thuyết trình, thử nghiệm v.v…

Ở VN thì chưa có OUG chính thức, mặc dù dân Oracle cũng kha khá, hi vọng sẽ có anh chị nào đứng ra tổ chức VNOUG.

Thông tin về các OUG các bạn có thể tìm thấy ở đây (mục Find a User Group).

Chúc các bạn thành công!